Xử lý thế nào khi phun xăm da không ăn tê.
Nội dung chính
Trong quá trình phun xăm thẩm mỹ, bạn sẽ thường xuyên gặp phải một số vấn đề phát sinh khi làm cho khách hàng, như là da không ăn tê. Khi gặp phải tình huống này sẽ khiến cho quá trình hoàn thành một sản phẩm phun xăm của bạn trở nên mất thời gian hơn, do khách hàng sẽ cảm thấy đau rát và việc đi kim của bạn cũng trở nên khó khăn hơn. Vậy xử lý thế nào khi phun xăm da không ăn tê để không làm ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng và kết quả thẩm mỹ.
Gây tê có thực sự cần thiết trong phun xăm thẩm mỹ không
Các sản phẩm phun xăm thẩm mỹ ngày nay không còn gặp phải quá nhiều thảm họa như ngày xưa. Màu môi hay lông mày sau bong đều có màu sắc tươi tắn, chuẩn tone với những đường nét thanh thoát, tự nhiên như thật. Khách hàng cũng không phải mất quá nhiều thời gian nghỉ dưỡng, vì công nghệ hiện đại không sưng, không đau, nên con người ngày càng ưa chuộng làm đẹp hơn. Tuy nhiên, để có được kết quả đó, một phần cũng là nhờ kĩ thuật gây tê khi phun xăm lông mày, môi, mí. Công dụng của thuốc tê đó là:
– Làm giảm hoặc mất cảm giác đau rát cho khách hàng trong quá trình kĩ thuật viên đi kim.
– Khi tâm lí khách hàng thoải mái thì cũng không làm ảnh hưởng tới tâm lí của thợ phun xăm, giúp quá trình thực hiện diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn và đẹp hơn.
Đây tuy là một bước rất nhỏ trong quá trình phun xăm, nhưng lại có quyết định rất lớn đến kết quả sau cùng. Nếu việc ủ tê không tốt, có thể sẽ gây cháy tê, hoặc tê chưa kịp ngấm thì sẽ gây khó khăn đến việc phun xăm của bạn.
Xử lý thế nào khi phun xăm da không ăn tê
Trong phun xăm thẩm mỹ, da không ăn tê là một hiện tượng không quá hiếm gặp. Nguyên nhân có thể là do cơ địa khách hàng khó bám tê, hoặc có thể do bạn ủ tê không đúng cách với vùng da cần phun xăm. Bởi mỗi một bộ phận sẽ có cách gây tê khác nhau, nếu bạn áp dụng không chính xác thì rất dễ khiến da không ăn tê. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần thao tác đúng kĩ thuật ủ tê cho lông mày, hoặc cho môi. Dưới đây là hướng dẫn cách ủ tê đúng cách cho từng kĩ thuật, bạn nên tham khảo áp dụng nhé:
Gây tê lông mày
Thị trường tê phục vụ cho phun lông mày hiện nay rất đa dạng. Bạn nên lựa chọn dùng các loại tê chính hãng để vừa đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng mà lại vừa đảm bảo chất lượng gây tê tốt nhất. Nên chọn loại tê có hàm lượng lidocain dưới 5%, thời gian ủ tê cho lông mày là 40 phút/bên. Do thời gian chờ là khá lâu, vì thế ngày nay nhiều cơ sở thẩm mỹ lựa chọn các loại tê có hàm lượng lidocain cao hơn, từ 25 – 50% để rút ngắn thời gian gây tê cho khách hàng.
Việc này sẽ giúp cho quá trình ủ tê diễn ra nhanh hơn, nhưng với một số cơ địa khách hàng không tốt có thể gây ra dị ứng khiến tim đập nhanh và khó thở. Nếu chất lượng tê thấp, còn có thể khiến da bị căng cứng, khiến quá trình đi kim khó khăn hơn rất nhiều.
Để tê dễ thẩm thấu hơn, trước khi ủ bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da lông mày thực hiện phun xăm. Sai đó bôi một lớp kem tê dày chừng 1mm từ đầu đến đuôi lông mày và lấy nilon bọc lại. Sau đó căn đủ thời gian, khi tê vừa ngấm đủ thì lau sạch và tiến hành làm lông mày cho khách hàng.
Nếu da của khách hàng không ăn tê, thì trong quá trình làm bạn có thể sử dụng các loại tê hỗ trợ hoặc tê tức thì để giảm bớt cảm giác đau rát cho khách hàng. Cách sử dụng loại tê này, là lấy một lượng vừa đủ, sau đó thoa lên vùng da vừa làm và để tầm 2 phút và thực hiện tiếp công đoạn phun xăm cho khách.
Ủ tê môi
Da môi thường mỏng và nhạy cảm hơn lông mày, vì thế khách hàng sẽ dễ thấy đau hơn khi phun môi. Để ủ tê cho môi hiệu quả, điều đầu tiên bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ và tẩy da chết cho môi. Sau khi loại bỏ hết lớp da thừa này, bạn tiến hành bôi vaseline xung quanh miệng để hạn chế tình trạng bị cháy tê. Sau đó, dán miếng tê lên vùng viền môi của khách, để khoảng 5-10 phút, lấy ra và đi kim đánh xước một lớp nhẹ cho da môi. Mục đích của việc này là tạo vết thương hở giúp tê nhanh ngấm hơn, sau đó dùng tê ủ toàn bộ phần môi tiếp tục trong vòng 10-15 phút để tê phát huy tác dụng.
Nếu sau khi ủ tê đủ thời gian, mà khách hàng vẫn cảm thấy đau rát trong quá trình làm, thì bạn có thể sử dụng thêm tê trợ bôi lên khoảng 2 phút và tiếp tục đi kim. Do môi là vùng da khá nhạy cảm và cần độ tươi về màu sắc, nên hạn chế lạm dụng tê quá nhiều để tránh ảnh hưởng tới màu mực của môi sau khi bong.
Hi vọng với những chia sẻ từ những kinh nghiệm thực tế của YumiAcademy sẽ phần nào giúp ích được các bạn trong quá trình làm việc. Chúc các bạn sẽ có những tác phẩm phun xăm thật hoàn hảo và ngày càng thành công hơn nữa trong công cuộc làm đẹp phục vụ khách hàng.