• 038 352 1442
  • yumibeauty90@gmail.com
  • 286 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội

Kim xăm môi là gì? Có mấy loại kim phun xăm thẩm mỹ?

Với phun xăm thẩm mỹ, dụng cụ không thể thiếu đó chính là kim phun xăm. Một sản phẩm môi phun có được đẹp, mực có được đưa đúng tầng da hay không, phần lớn là dựa vào loại kim xăm mà bạn lựa chọn. Vậy kim xăm môi là gì và có những loại kim phun xăm thẩm mỹ nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Kim xăm môi là gì?

Kim xăm môi nói riêng và kim phun xăm nói chung là loại kim có kích thước như kim khâu. Chúng được chế tạo từ loại nhôm chuyên biệt dành riêng để chế tạo ra các dụng cụ dùng trong thẩm mỹ. Mũi kim có cấu tạo là một vòng tròn khép kín nên không bị các vi khuẩn xâm nhập mà luôn đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.

Kim xăm môi là gì?
Kim xăm môi là gì?

Kim xăm môi được chế tạo với nhiều kiểu dáng và đa dạng về kích thước. Khi phun môi cho khách hàng, nó sẽ được các kĩ thuật viên lựa chọn loại kim cho từng kĩ thuật và gắn vào các máy phun xăm. Do cấu tạo đầu kim rất mảnh và nhỏ, nên khi tác động vào da, nó không gây ra quá nhiều đau đớn mà luôn đem lại sự êm ái, nhẹ nhàng cho khách. Ngoài ra, nó cũng luôn đảm bảo về tính an toàn, không gây tổn thương nhiều cho làn da môi vốn dĩ mỏng manh.

Có mấy loại kim phun xăm thẩm mỹ ?

Kim phun xăm rất đa dạng.

Với các kĩ thuật phun xăm hiện đại như ngày nay thì không chỉ có 1 loại kim duy nhất như trước đây. Thay vào đó là có rất nhiều cấu tạo kim xăm khác nhau, mỗi loại kim đều có mục đích sử dụng riêng.

Kim phun xăm rất đa dạng.
Kim phun xăm rất đa dạng.

Với những loại kim ít chân kim, khi sử dụng phun lên da của khách hàng sẽ tạo ra sự tổn thương ít, các hạt mực mịn và sát khít nhau. Còn những loại nhiều chân kim hơn có ưu điểm là giúp phun nhanh bám màu. Nhưng nếu kĩ thuật không chắc, hoặc việc căn chỉnh lực tay của bạn chưa đều mà khi phun những dòng kim này, rất dễ gây tổn thương sâu và làm sưng vết xăm của khách hàng. Do đó, tùy theo tay nghề và mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn dòng kim xăm cho phù hợp.

Các loại kim phun xăm chính.

Theo các chuyên gia, mặc dù kim xăm có nhiều loại nhưng được chia làm 2 loại kim chính đó là: Kim dài và kim ngắn. Trong đó loại kim dài rất thích hợp dùng cho các loại máy xăm phổ thông và ngoại nhập, còn kim ngắn thì sử dụng chủ yếu cho các máy xăm Việt Nam. Ngoài ra, tùy thuộc vào cấu tạo và hình dáng đầu kim mà kim phun xăm thẩm mỹ còn được chia thành các loại kim 3, kim 5, kim 7, kim 15… trong đó:

Tùy theo kĩ thuật và tay nghề mà bạn lựa chọn dòng kim phù hợp.
Tùy theo kĩ thuật và tay nghề mà bạn lựa chọn dòng kim phù hợp.

– Loại kim đi nét : 1RL, 3RL, 5RL. Với cấu tạo chân kim ít và siêu mảnh, nên nó được dùng để đi khung, đi viền bởi cho độ sắc, nét nhỏ. Riêng kim 3RL cũng có thể sử dụng đánh bóng được. Loại kim này thường có các loại đường kính đa dạng như : 0,25mm, 0,3mm, 0,35mm, 0,4mm với chiều dài kim 50mm – đây là chiều dài tiêu chuẩn của tất cả những máy phun xăm hiện nay.

– Loại kim đánh bóng: 3F, 5F được dùng để đánh bóng cho vùng da xăm. Cấu tạo của chúng là có nhiều mũi kim trên một chân kim, chúng có thể được xếp thành hàng ngang hoặc chụm tròn. Khi phun mực lên da sẽ rất nhanh bám màu do có thể tiếp xúc với bề mặt rộng hơn.

– Kim 7F có cấu tạo đặc biệt, được làm từ thép không gỉ. Là loại kim siêu bén, nên khi phun xuống da rất nhanh bám mực và tơi hạt. Nó được dùng nhiều trong kĩ thuật đi khung định hình cho dáng lông mày, môi, mí đã vẽ trước đó. Đặc biệt, độ sát thương rất thấp nên khách hàng không quá đau đớn, hay bị sưng tấy trong quá trình thực hiện phun xăm.

Có những dòng kim chuyên đánh bóng, có những dòng chuyên đi khung.
Có những dòng kim chuyên đánh bóng, có những dòng chuyên đi khung.

Lời kết.

Nếu bạn là một thợ phun xăm chuyên nghiệp, có thể thành thạo với tất cả các kĩ thuật, thì việc chọn loại kim nào để phun không quá quan trọng. Nhưng nếu tay nghề bạn chưa vững để áp dụng tất cả kĩ thuật mới, bạn nên cân nhắc cẩn thận để chọn được kim xăm phù hợp. Có như vậy, bạn mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm tạo ra và mang đến an toàn cho mọi khách hàng của mình.

Hotline: 038 352 1442