Cách xử lý phun mày cho da dầu khó ăn mực thế nào?
Nội dung chính
Trong quá trình phun xăm lông mày cho khách, có rất nhiều tình huống mà người thợ trong nghề sẽ gặp phải, như: cơ địa không ăn màu, khách hàng da dầu…
Vậy phải xử lý phun mày cho da dầu khó ăn mực như thế nào để khách hàng vẫn có cặp lông mày đẹp tự nhiên sau khi bong?
Cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Cần lưu ý gì ở kĩ thuật phun lông mày
Điều đầu tiên trước khi phun lông mày mà người thợ nào cũng cần làm đó là kiểm tra tình trạng lông mày hiện tại của khách, vẽ dáng sao cho cân đối với khuôn mặt, vệ sinh khu vực chuẩn bị làm và tiến hành ủ tê để quá trình làm diễn ra dễ dàng hơn.
Một số lưu ý cần thiết trong kĩ thuật phun mày mà bạn cần ghi nhớ:
Độ nghiêng của kim
Tư thế ngồi phải thực sự thoải mái, tay cầm máy chắc, để mũi kim vuông góc với bề mặt da tiếp xúc phun lông mày. Đi theo kĩ thuật này, bạn sẽ hạn chế được sự tổn thương cho da, khiến khách hàng không bị sưng hay rát trong suốt quá trình thực hiện phun xăm.
Lực đi kim
Bạn phải thường xuyên rèn luyện để kiểm soát đạt lực tay của mình. Bởi nếu bạn đi nhẹ thì đôi khi mực chỉ bám trên bề mặt mà chưa ghim đúng tầng da, bong ra sẽ không có màu; còn đi mạnh, sẽ tạo tổn thương sâu , gây khó chịu cho khách hàng.
Độ sâu của kim
Bạn có thể điều chỉnh độ dài của kim, sao cho đi xuống bề mặt da từ 0,2-0,3mm. Nếu kim đi sâu quá sẽ khiến mày bong ra rất đậm, và theo thời gian rất dễ bị trổ xanh; còn nếu đi nông quá thì lông mày bong ra sẽ không giữ màu.
Cách xử lý phun mày cho da dầu khó ăn mực
Người da dầu thường có các biểu hiện sau:
– Ra nhiều mồ hôi
– Máu loãng, nước mô ra nhiều khi đi kim lên bề mặt da.
Với những người có làn da dầu thường rất khó trong việc phun xăm và vào mực. Do đó kĩ thuật áp dụng để thực hiện cho những khách hàng này bạn cần lưu ý những điểm sau:
– Pha mực đậm hơn 1 tone so với màu khách hàng chọn, để khi bong ra màu sẽ được như khách hàng mong muốn.
– Khi đi kim, bạn nên đi chậm, nhẹ tay để tạo ít tổn thương nhất, đi gối từng đoạn ngắn để mực bám đều, tạo độ sát khít.
– Độ sâu của kim xuống da nên ở mức 0,5mm, sâu hơn so với kĩ thuật đi kim bình thường để màu được giữ sau khi bong vảy.
– Trong quá trình phun phải lau nước mô liên tục, tránh để nước mô đẩy theo mực ra ngoài.
Sau khi phun xong, bạn cần hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc lông mày sau phun, tuyệt đối không được để khách hàng tự ý bóc hoặc cạy vảy, mà nên để lông mày bong ra tự nhiên. Chờ lông mày ổn định sau khoảng 1 tháng, hướng dẫn khách hàng quay lại kiểm tra, dặm lại nếu màu chưa đều hoặc chưa được đậm như khách hàng mong muốn.
Ngoài ra mực phun xăm cũng là nhân tố đóng vai trò quan tọng trong việc tạo màu cho lông mày. Nếu bạn chọn được loại mực phun xăm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng thì màu lên cũng sẽ chuẩn đẹp và bền hơn.
Nếu trong quá trình hành nghề mà bạn có gặp phải những khách hàng có cơ địa da dầu, khó bám mực thì cũng đừng nên quá lo lắng và hoang mang nhé. Hãy thử áp dụng cách mà YumiAcademy chia sẻ bên trên để xử lý phun mày cho da dầu khó ăn mực, biết đâu sẽ mang đến cho bạn sự thành công ngoài mong đợi đấy.