• 038 352 1442
  • yumibeauty90@gmail.com
  • 286 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội

Cách xử lý môi bị nhiễm trùng sau phun xăm

Không thể phủ nhận những ưu thế vượt trội như màu môi đẹp tự nhiên, không phai màu, không cần tô son… phun môi đang trở thành trào lưu làm đẹp được đông đảo chị em yêu thích. Tuy nhiên thực tế, rất nhiều trường hợp xăm môi hỏng hoặc bị nhiễm trùng. Vậy phải xử lý thế nào nếu chẳng may gặp phải những rủi ro này. Hãy cùng YumiAcademy tham khảo cách xử lý môi bị nhiễm trùng sau phun xăm để bạn có những biện pháp khắc phục kịp thời nhé!

Môi bị nhiễm trùng sau khi phun xăm thường có những dấu hiệu gì

 Có thể dễ dàng nhận thấy, nó cũng có biểu hiện như nhiễm trùng da thông thường. Bạn hoàn toàn có thể nhận biết và cảm nhận bằng mắt thường như nổi mụn ở môi, mụn mủ hoặc mụn bọc, thời gian môi lành và hồi phục chậm hơn, thậm chí môi còn bị viêm loét, mưng mủ, đau, nhức và khó nói chuyện. Ngoài ra, có thể xuất hiện một vài dấu hiệu khác như đi kèm là sốt nhẹ, môi bị nóng hơn các vùng khác.

Những dấu hiệu môi bị nhiễm trùng sau khi phun xăm
Những dấu hiệu môi bị nhiễm trùng sau khi phun xăm

Nguyên nhân phun môi hỏng, nhiễm trùng, nổi mụn nước

Như đã phân tích ở trên, phun môi là phương pháp làm đẹp có độ an toàn khá cao, không gây tổn thương mạch máu hay dây thần kinh ở môi mà chỉ tác động nhẹ nhàng lên lớp thượng bì của môi.

Về bản chất là vậy, nhưng do một số lí do nên tình trạng phun xăm môi hỏng với nhiều biểu hiện gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính thẩm mỹ đôi môi diễn ra ngày một nhiều.

1. Kỹ thuật phun cũ, lạc hậu:

Với những công nghệ phun trước đây, thường sử dụng đầu kim to thô, máy phun màu không đều dẫn đến chuyên viên rất khó thực hiện.

Đầu kim tác động quá mạnh lên lớp biểu bì khiến môi bị tổn thương diện rộng và sâu, tạo các vết hở dẫn đến nhiễm trùng, sưng, nổi mụn nước.

Biểu hiện là môi bị nổi mụn nước
Biểu hiện là môi bị nổi mụn nước

2. Thiết bị không được sát trùng hoặc dùng chung giữa khách trước và khách sau, quy trình phun không đảm bảo vệ sinh.

Đây là những nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng môi bị nhiễm trùng sau phun, bỏng rộp và mưng mủ. Nếu thiết bị phun xăm không được sát khuẩn sạch sẽ, rất dễ tạo điều kiện để vi khuẩn truyền nhiễm có cơ hội xâm nhập vào tế bào môi thông qua đường kim di.

3. Sử dụng mực phun kém chất lượng, không có xuất xứ rõ ràng:

Mực phun không chỉ quyết định màu môi lên chuẩn, nhanh hay không mà còn ảnh hưởng tới sự an toàn cho môi sau phun.

Theo nhiều nghiên cứu, khi sử dụng các loại mực phun có lẫn tạp hóa chất và phun trực tiếp lên môi sẽ dẫn đến môi bị xỉn màu, nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời.

Mực xăm không đạt chuẩn cũng dễ khiến môi bị nhiễm trùng
Mực xăm không đạt chuẩn cũng dễ khiến môi bị nhiễm trùng

4. Không tuân thủ cách chăm sóc môi sau khi phun:

Ngoài những nguyên nhân khách quan thuộc về cơ sở thực hiện, một trong những lý do dẫn đến môi bị thâm, nhiễm trùng, mọc mụn nước cũng thuộc về sự chủ quan của chính khách hàng:

Đơn giản như sau khi phun môi bạn lại ăn các thực phẩm gây sưng sẹo, không vệ sinh môi sạch sẽ, thường xuyên thức khuya, sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá… sẽ làm ảnh hưởng màu môi, thậm chí môi nhiễm trùng nghiêm trọng.

Cách xử lý môi bị nhiễm trùng sau phun xăm

Khi bắt đầu thấy những dấu hiệu trên, bạn không nên quá lo lắng và hoảng loạn vì chúng có thể khắc phục được nếu bạn biết cách xử trí phù hợp.

Cách xử lý khi môi phun bị nhiễm trùng
Cách xử lý khi môi phun bị nhiễm trùng thế nào

·TH: Môi bị sưng, nhiễm trùng nhẹ:

Bạn nên vệ sinh môi hàng ngày bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng thuốc mỡ bôi chuyên dụng để giảm sưng.

Sau 1 đến 2 ngày, vẫn không có dấu hiệu hồi phục, bạn nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

·TH: Môi nổi mụn nước, mưng rộp:

Trước tiên bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối và bôi Acyclovir theo đúng hướng dẫn từ chuyên viên. Nếu không có sự biến chuyển thì đây là dấu hiệu môi đã bị tổn thương nghiêm trọng sau phun. Bạn cần đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để khám và điều trị trước khi tình trạng ngày càng xấu hơn.

·Môi thâm, không lên màu:

Đối với những môi bị thâm, không lên màu, 1-2 tuần đầu bạn sử dụng dưỡng kích màu và bổ sung cho cơ thể nhiều nước, dưỡng chất.

Nếu sau 2 tháng ổn định mà màu môi không cải thiện bạn nên đi dặm lại môi.

Tùy tình trạng nhiễm trùng môi mà có hướng xử lý khác nhau
Tùy tình trạng nhiễm trùng môi mà có hướng xử lý khác nhau

Tùy theo từng tình trạng môi của bạn mà các kĩ thuật viên sẽ kiểm tra và chỉnh sửa kĩ càng, đánh giá mức độ và lên phác đồ kĩ thuật khắc phục tốt nhất cho bạn.

Cách phòng tránh phun xăm môi hỏng

Cuối cùng, để tránh cho bản thân trước những rủi ro, biến chứng đáng tiếc không mong muốn do phun môi hỏng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không phun xăm môi tại nhà, tại các cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép, hoạt động chui.
  • Tuân thủ đúng chỉ định chăm sóc môi sau phun của thợ phun xăm.
  • Nên tìm hiểu các quy trình phun môi tại cơ sở lựa chọn

Lời khuyên: 

Vì sức khỏe của chính mình và tính thẩm mỹ sau phun môi được trọn vẹn, bạn nên lựa chọn những địa chỉ phun xăm uy tín.

Tại các cơ sở như vậy sẽ có công nghệ hiện đại, mực phun xăm chất lượng, chuyên viên tay nghề cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng được tận tâm nhất.

Tại Hà Nội YumiAcademy là địa chị phun xăm thẩm mỹ hàng đầu mà chị em có thể lựa chọn cho mình. Có bất kỳ thắc mắc nào bạn đừng ngần ngại mà gọi ngay cho Chúng tôi Hotline 098 366 24 39 nhé!

Hotline: 038 352 1442